Chỉ có tôi luyện trong khó khăn thì trẻ mới có được tính cách kiên cường, hình thành nên tính bền bỉ tích cực ở trẻ. Bởi vậy, cha mẹ cần giáo dục cho trẻ biết về những khó khăn trong cuộc sống để trẻ có thể đối mặt với những điều đó.

Cho trẻ biết những khó khăn
Thế nào là khó khăn?
Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe về những khó khăn mà các nhân vật nổi tiếng đã từng nếm trải, hoặc những câu chuyện của chính cha mẹ lúc còn nhỏ giúp trẻ hiểu rằng, trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn và chỉ bằng nghị lực của chính mình mới có thể vượt.
Tạo ra một vài trở ngại cho trẻ
Tuỳ theo lứa tuổi, giới tính và sự nhận thức của trẻ mà cha mẹ tạo ra những khó khăn với mức độ phù hợp để trẻ có thể trải nghiệm dần dần theo từng cấp độ. Đối với trẻ 3 đến 6 tuổi, cha mẹ có thể thông qua các trò chơi để cho trẻ làm quen với những khó khăn như: tìm đường trong mê cung, chơi xếp hình… Lưu ý, hãy để trẻ tự tìm tòi, khám phá ra giải pháp, không nên vội vàng ứng cứu. Thông qua cách làm này có thể giúp trẻ rèn luyện ý chí, sự kiên trì.


Tác động đến trẻ bằng thái độ tích cực
Những thái độ, suy nghĩ và cảm nhận của cha mẹ về khó khăn trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, vì thế khi đứng trước khó khăn, cha mẹ nên có thái độ lạc quan, tin tưởng vào tương lai, làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
Tạo cho trẻ cách nghĩ thắng, thua không quan trọng
Trong lúc chơi đùa, thi đua với trẻ, bạn không nhất nhất phải nhường phần thắng cho con; không đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ, để trẻ tự cố gắng nỗ lực trong cuộc sống; khi trẻ hoàn thành tốt việc gì đó một cách dễ dàng, cha mẹ hãy tăng thêm độ khó, đặt ra những đòi hỏi khắt khe hơn. Như vậy sẽ tạo cho trẻ suy nghĩ là có thắng, có thua. Cùng với việc để trẻ trải nghiệm những khó khăn, cha mẹ cần trân trọng và khuyến khích từng tiến bộ nhỏ, có nhận xét về những hành vi tốt của trẻ, giúp trẻ thấy tự tin hơn trong mọi việc.
Coi thách thức là cơ hội rèn luyện
Trong cuộc sống, trẻ sẽ khó tránh khỏi những khó khăn, vì thế bạn nên dạy cho trẻ biết cách đối mặt với điều đó và rút ra những bài học kinh nghiệm qua mỗi thử thách, xem đó là những cơ hội để rèn luyện. Ví dụ, khi trẻ vấp ngã, hoặc bị trẻ lớn hơn cướp đồ chơi… cha mẹ nên để trẻ tự vượt lên những khó khăn đó, coi là một điều bình thường trong cuộc sống. Bởi, việc vượt qua những khó khăn có thể gia tăng khả năng chịu đựng của trẻ. Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ gặp khó khăn, mà nên nhìn nhận điều này một cách bình tĩnh, đúng đắn hơn.
Tăng cường khả năng chịu đựng khó khăn
Nếm trải khó khăn: Cha mẹ tạo ra một vài thách thức vừa phải để trẻ nếm trải hương vị của khó khăn. Cha mẹ cần để trẻ gặp phải khó khăn khi đang làm việc gì đó và bản thân trẻ phải tự nếm trải khó khăn ấy. Sau đó, cha mẹ hướng dẫn trẻ tổng kết nguyên nhân của thất bại một cách hợp lí, khuyến khích trẻ tiếp tục thử sức mình. Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tự làm những việc của bản thân, học cách làm những việc mình còn chưa biết.
Vượt qua thử thách: Để trẻ hiểu rằng, ý nghĩa quan trọng của thử thách là dạy cho trẻ biết những phương pháp đối phó với khó khăn. Cha mẹ nên cùng trẻ phân tích nguyên nhân của những khó khăn, những cái được và những cái chưa được, phương pháp bù đắp. Cha mẹ không nên nuông chiều trẻ, cha mẹ cần cương quyết với thái độ nhõng nhẽo của trẻ.


Nếm trải thành công: Cha mẹ nên dựa trên đặc điểm tính cách và sự nhận thức của trẻ để đưa ra những yêu cầu phù hợp với trẻ, để trẻ được làm việc trong tầm khả năng của mình. Qua đó, trẻ có được lòng tự tin qua sự tự khích lệ của bản thân và niềm vui gặt hái thành công
Nhận biết khó khăn và thành công: Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu khi gặp khó khăn thử thách không có nghĩa là thất bại và thuận buồm xuôi gió không có nghĩa là thành công.
Giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn
Khi con gặp khó khăn, cha mẹ cần hướng dẫn giúp trẻ vượt qua, nhưng không phải là làm thay trẻ. Điều này làm cho trẻ có thể giải quyết được những hoàn cảnh tương tự khiến trẻ để lần sau gặp phải những khó khăn tương tự, trẻ có thể tự.
Giữ thái độ bình tĩnh
Cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh khi trẻ gặp khó khăn, đặc biệt là không nên để sự lo lắng của mình lây sang trẻ, làm ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ. Ví dụ: Nếu thấy con bị ngã, người mẹ không nên quá lo lắng và vội vàng chạy đến, bế con lên rồi xuýt xoa. Thấy thái độ căng thẳng, lo lắng của người mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình yếu đuối, đáng thương, cần người lớn bảo vệ, như vậy sẽ làm suy yếu khả năng chịu đựng thử thách của trẻ.
Thông cảm và an ủi trẻ
Cha mẹ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu tình cảm của trẻ, thông cảm và an ủi trẻ khi gặp thất bại.
Dạy trẻ nhìn nhận đúng về khó khăn
Khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ không nên làm ngơ hay bỏ qua mà hãy tận tình hướng dẫn, cho trẻ cơ hội giãi bày tâm sự của bản thân, hoặc để trẻ khóc một cách thoải mái giúp giảm nhẹ cảm giác bối rối trong lòng, không nên trẻ bị tổn thương tâm lí.
Khuyến khích trẻ tổng kết bài học kinh nghiệm
Việc tổng kết bài học kinh nghiệm sẽ giúp trẻ học được cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trong cuộc sống.